Những Điều Cần Biết Về Việc Làm Tại Phần Lan

Medium Abb Intern 2019 008 Copy

Những Điều Cần Biết Về Việc Làm Tại Phần Lan, vừa đi học vừa đi làm rất phổ biến ở Phần Lan – khoảng 55% sinh viên đại học có công việc làm thêm trong thời gian học. Điều đó cho các nhà tuyển dụng trong tương lai nhận thấy rằng bạn là người chăm chỉ và năng động.

1. Thông tin chung

Sinh viên tại Phần Lan luôn được khuyến khích tích cực tham gia các hoạt động ngoài việc học tập và tích luỹ kinh nghiệm làm việc từ Phần Lan. Nếu bạn là một sinh viên đang tìm kiếm cơ hội việc làm, đây là trang thông tin dành cho bạn! Thực tập có thể là một phần trong chương trình học của bạn, nhưng sinh viên cũng có thể làm việc bán thời gian ở nhiều các lĩnh vực và ngành khác nhau. Vừa đi học vừa đi làm rất phổ biến ở Phần Lan – khoảng 55% sinh viên đại học có công việc làm thêm trong thời gian học. Điều đó cho các nhà tuyển dụng trong tương lai nhận thấy rằng bạn là người chăm chỉ và năng động. Sinh viên Phần Lan thường làm việc trong các nhà hàng, cửa hàng bán lẻ, cửa hàng tạp hóa và bảo trì. Công việc tình nguyện cũng là một cách phổ biến để có được trải nghiệm và các mối quan hệ mới. Ở Phần Lan có nhiều hiệp hội và các tổ chức phi chính phủ (NGO) tuyển nhiều thành viên mới ở nhiều lĩnh vực và nhiệm vụ khác nhau.

Nội dung:

  1. Cách tìm việc ở Phần Lan
  2. Chuẩn bị CV và Đơn xin việc
  3. Các công việc bán thời gian
  4. Việc làm sau khi tốt nghiệp
  5. Triển vọng công việc và sự thiếu hụt nhân sự có kỹ năng
  6. Thực tiễn

“Hãy tiếp tục tìm kiếm cho đến khi bạn nhận được việc làm bởi vì điều đó sẽ tăng các cơ hội tìm được một công việc. Tôi đã từng làm bất kỳ công việc nào, từ dọn dẹp đến thiết kế đồ họa, bất kỳ công việc nào tôi có thể tìm được. Thậm chí ngay cả khi bạn chỉ hiểu một chút về lĩnh vực đó, viêc bạn ứng tuyển vẫn rất hữu ích, bởi vì có thể họ sẽ mời bạn làm một vị trí khác trong cùng một công ty. Đừng từ bỏ cơ hội!”

2. Cách tìm việc ở Phần Lan

Tìm việc ở nước ngoài không bao giờ là dễ dàng. Sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức, nhưng với thái độ và suy nghĩ đúng đắn, bạn sẽ tìm được một công việc phù hợp với mình.

Một điểm khởi đầu tốt là vào phần “Các dịch vụ việc làm” mà đa số website của các trường đại học ở Phần Lan đều có.  Tuy đây không phải là một cơ quan chuyên tuyển dụng, nhưng bạn có lên đó lấy liên hệ với họ để xin tư vấn về các cơ hội việc làm tại địa phương và các mẹo chung để săn việc làm ở Phần Lan. Bạn có thể tham khảo thêm tại trang TE-palvelut cũng rất hữu ích. Trang web này do Văn phòng việc làm công của Phần Lan quản trị. Trang web này có một số thông tin hữu ích về cách tìm việc, mặc dù việc tìm kiếm chỉ có bằng tiếng Phần Lan (có tiêu đề là Vị trí tuyển dụng). Tuy nhiên, có một số lượng lớn các vị trí tuyển dụng và bạn có thể chỉ bị giới hạn tìm kiếm các quảng cáo việc làm bằng tiếng Anh.

Cách dễ nhất để tìm việc là qua các văn phòng và công ty tuyển dụng khác nhau. Các văn phòng thường có các trang web cho phép bạn tìm kiếm các công việc cụ thể, nộp đơn xin việc và CV vào cơ sở dữ liệu của họ và để lại thông tin liên hệ. Một số công ty có trang web bằng tiếng Anh, nhưng rất nhiều các công ty chỉ vận hành bằng tiếng Phần Lan. Điều này không có nghĩa là họ không có việc làm cho những người nói tiếng Anh – bạn hãy để lại thông tin liên hệ và hỏi xem nếu họ có thể giúp bạn tìm công việc bằng tiếng Anh không. Bạn có thể tham khẩo một số các văn phòng dưới đây:

Nếu bạn sử dụng các công cụ tìm kiếm việc làm trên các trang web, bạn nên lưu ý rằng nếu vị trí tuyển dụng bằng tiếng Phần Lan, thì có thể công ty đó sẽ sử dụng tiếng Phần Lan làm ngôn ngữ làm việc chính . Nếu vị trí tuyển dụng bằng tiếng Anh, điều đó có nghĩa là bạn cũng có thể nộp đơn bằng tiếng Anh.

Ngoài kinh nghiệm làm việc, những kinh nghiệm làm tình nguyện cũng là một điều kiện bổ sung tốt và có giá trị cho CV của bạn. Có nhiều tổ chức phi lợi nhuận ở Phần Lan tuyển những người lao động làm tình nguyện trong các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn làm công việc liên quan trực tiếp tới con người, họ thường sẽ yêu cầu sử dụng tiếng Phần Lan. Nhưng bạn cũng nên trao đổi với tổ chức đó xem liệu họ có cần tuyển tình nguyện viên nói tiếng Anh hay không. Bạn có thể tìm hiểu ở các tổ chức sau đây:

  • Finnish Red Cross có một số vị trí tình nguyện khác nhau trên khắp lãnh thổ Phần Lan.
  • KVT tổ chức các dự án tình nguyện quốc tế cho tất cả các nền văn hóa và mọi hoàn cảnh, ví dụ như trại hè.
  • Mỗi trường đại học có một hội sinh viên tổ chức các sự kiện khác nhau cho sinh viên và thường có thể giúp tìm việc làm hoặc ít nhất cũng tư vấn cách tìm việc trong khu vực địa phương của bạn.
  • Phương tiện truyền thông xã hội ngày càng trở nên phổ biến trong tuyển dụng và kết nối mạng lưới. LinkedIn là kênh truyền thông xã hội số một khi nói đến tìm kiếm việc làm. Nếu bạn chưa tạo một hồ sơ trên LinkedIn, chúng tôi khuyên bạn nên làm điều đó càng sớm càng tốt và học cách sử dụng để tìm kiếm việc làm. Bạn có thể tìm thấy các hướng dẫn của LinkedIn ngay trên mạng. Lưu ý rằng thêm người bạn mới gặp trong danh bạ của bạn trên Linkedin là một điều khá bình thường (không giống như trên Facebook nơi bạn có thể chỉ thêm bạn của mình). Mạng lưới của bạn càng lớn, bạn càng có nhiều cơ hội tìm thấy những cơ may thú vị.

3. Chuẩn bị CV và đơn xin việc

CV thường là điều đầu tiên mà các nhà tuyển dụng đọc từ một ứng viên. Do đó cần ngắn gọn, rõ ràng và dễ đọc. Bạn nên bắt đầu tìm việc bằng cách tạo CV nếu bạn chưa có. Sau đó, có thể dễ dàng sửa đổi và cập nhật CV để phù hợp với một công ty hoặc công việc nhất định. Có rất nhiều mẫu CV và hướng dẫn trực tuyến mà bạn có thể sử dụng khi viết CV. Bạn có thể tìm thấy các mẫu CV miễn phí, ví dụ như trong các mẫu CV của Canva.

Đơn xin việc hoặc thư giới thiệu sẽ để bổ sung cho CV của bạn và cho nhà tuyển dụng biết lý do tại sao bạn thích làm việc với họ. Đừng lặp lại CV của bạn trong đơn xin việc, nhưng bạn có thể viết về những gì bạn đã học được trong công việc trước đây (hoặc các dự án / sở thích khác, v.v.) và những kỹ năng bạn đã học có liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển. Bạn có thể xem hướng dẫn ứng tuyển để biết các mẹo hay. Có hai loại đơn xin việc:

  • Đơn xin việc trực tiếp: Khi nộp đơn trực tiếp vào một công việc hoặc vị trí nhất định, điều quan trọng bạn phải đọc quảng cáo tuyển dụng một cách cẩn thận và sau đó viết đơn xin việc trong đó bạn trả lời các câu hỏi sau: 1) Tại sao bạn ứng tuyển vào công việc này, 2) trình độ chuyên môn của bạn đối với công việc này và 3) Tại sao công ty nên tuyển bạn (thay vì người khác).
  • Đơn xin việc dự phòng: Nếu bạn không thể tìm thấy các vị trí hoặc cơ hội việc làm thú vị hoặc phù hợp, bạn có thể gửi đơn xin việc đến một công ty nơi bạn muốn làm việc. Đơn xin việc dự phòng có thể sẽ không chi tiết như các đơn xin việc trực tiếp, nhưng vẫn luôn nhớ rằng phải đáp ứng được các yêu cầu của công ty. Trong đơn xin việc dự phòng, bạn nên mô tả các kỹ năng của mình và các loại nhiệm vụ bạn sẽ quan tâm và bạn đang tìm kiếm một công việc toàn thời gian hay bán thời gian, bạn có sẵn sàng làm ca tối hay ca ngày không, vv… luôn nhớ nộp CV của bạn khi ứng tuyển.

4. Công việc bán thời gian dành cho sinh viên

Ở hầu hết các thành phố và thị trấn, có những vị trí liên tục tuyển các công việc bán thời gian khác nhau phù hợp với sinh viên. Thậm chí trong nhiều ngành công nghiệp ở Phần Lan còn thiếu lao động, vì vậy sinh viên là lực lượng lao động có giá trị cho nhiều công ty. Mặc dù tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến ở Phần Lan, nhiều công việc đòi hỏi ít nhất phải có kiến ​​thức và khả năng sử dụng tiếng Phần Lan hoặc tiếng Thụy Điển. Điều này có nghĩa là việc học các ngôn ngữ này giúp bạn dễ dàng tìm việc hơn trong quá trình học. Tuy nhiên, vẫn còn cơ hội cho sinh viên quốc tế tìm việc làm trong các công ty và các tổ chức khác sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ làm việc, đặc biệt là ở các thành phố lớn.

Khi bạn tìm kiếm công việc bán thời gian phù hợp với cuộc sống của người đang đi học, có rất nhiều công việc phù hợp với sinh viên cả Phần Lan và quốc tế. Sinh viên thường làm việc bán thời gian trong các nhà hàng, quán cà phê, cửa hàng tạp hóa, bán lẻ và công việc dọn dẹp. Mức lương của các loại công việc này phụ thuộc vào trách nhiệm và kinh nghiệm làm việc trước đây. Mức lương tối thiểu thường là từ 7,5 – 9 EUR / giờ, và trên hết, bạn nhận được thêm tiền lương cho ca tối, đêm và Chủ nhật.

Đối với sinh viên ngoài EU có giấy phép cư trú, các bạn có thể làm việc tối đa 25 giờ / tuần trong thời gian học. Số giờ làm việc không bị hạn chế theo tuần, điều đó có nghĩa là bạn có thể làm việc định kỳ trong suốt thời gian học phù hợp với hoàn cảnh của bạn. Tuy nhiên, không có giới hạn về số giờ mà sinh viên có thể làm việc sau khi kết thúc kì học khi bạn không còn phải tham gia học ở trường (ví dụ: trong kỳ nghỉ Giáng sinh và nghỉ hè). Điều này có nghĩa là bạn có thể tích lũy được nhiều kinh nghiệm làm việc trước khi tốt nghiệp.

Bạn cũng có thể đi thực tập không giới hạn số lần khi bạn học tại một trường đại học Phần Lan, với điều kiện vị trí thực tập có liên quan đến chương trình học của bạn. Không có giới hạn số giờ hàng tuần khi bạn làm việc như một thực tập sinh.

5. Việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể xin giấy phép cư trú 1 năm cho phép ở lại Phần Lan để tìm việc làm. Để có được giấy phép cư trú gia hạn này, bạn phải nộp đơn xin ngay trong khi giấy phép cư trú sinh viên vẫn còn hiệu lực. Để có cơ hội tốt nhất nhận được một công việc sau khi tốt nghiệp, điều cần thiết là bạn đã lĩnh hội được một số kinh nghiệm làm việc trong thời gian học qua một công việc thực tập và bán thời gian. Những vị trí trước đây thường đóng vai trò là bàn đạp/đòn bẩy để bạn tiếp cận được những công việc toàn thời gian sau khi tốt nghiệp.

Khi bạn nhận được một công việc ở Phần Lan, bạn có thể xin giấy phép cư trú  ở lại làm việc Đó khá là một quá trình đơn giản. Ở Phần Lan hiện đang thiếu lao động trên nhiều lĩnh vực và các công ty không ngừng tìm kiếm nhân viên mới.

Bạn có thể được cấp giấy phép cư trú lâu dài khi bạn ở Phần Lan đủ 4 năm liên tục. Nói cách khác, nếu bạn nhận được một công việc toàn thời gian sau khi tốt nghiệp, bạn cần phải làm việc tối thiểu bốn năm trước khi bạn được thường trú. Nếu bạn có gia đình hoặc các mối quan hệ khác ở Phần Lan trong thời gian lưu trú, cơ hội có được thường trú nhân thậm chí còn cao hơn.

>>> Du học Phần Lan dễ dàng cùng với công ty tư vấn du học Phần Lan Trawise

6. Triển vọng việc làm và sự thiếu hụt nhân lực có kĩ năng ở Phần Lan

Những lí do thu hút làm việc ở Phần Lan rất nhiều. Phần Lan cung cấp điều kiện làm việc tốt, chất lượng cao, lương cao, nhân viên luôn được an toàn, trẻ em và thanh thiếu niên có cơ hội giáo dục tốt, dịch vụ công hoạt động hiệu quả và chúng tôi có nhiều công ty nổi tiếng thế giới thành công.

Phần Lan từ lâu đã dẫn đầu thế giới về công nghệ, CNTT và truyền thông, công nghiệp giấy và bột giấy và đất nước này có thể tự hào trên toàn cầu! Phần Lan cũng đã trở thành trung tâm khởi nghiệp của châu Âu và nhiều công ty đã bắt đầu hành trình tại Phần Lan. SLUSH Helsinki là một trong những sự kiện khởi nghiệp lớn nhất ở châu Âu. Ngoài những câu chuyện thành công nổi tiếng của Rovio (Angry Birds) và Supercell (Clash of clans), còn có một số lượng đáng kể các công ty khởi nghiệp và tăng trưởng nhanh đầy triển vọng trong lĩnh vực công nghệ sạch, CNTT và truyền thông, Khoa học đời sống và những ngành công nghiệp ứng dụng  Công nghệ Nano ở Phần Lan.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về chủ đề này, chúng tôi đã  đăng một vài bài viết mà chúng tôi mời bạn cùng xem:

  • Siêu cường công nghệ hàng đầu và triển vọng công việc trong tương lai và thiếu hụt nhân lực có kĩ năng ở Phần Lan
  • Đang tìm kiếm: Tài năng quốc tế ở Phần Lan
  • SLUSH Finland: Kinh nghiệm làm việc tuyệt vời của tôi với Người Phần Lan

7. Thực tiễn

Ở Phần Lan có một hệ thống thuế nghiêm ngặt mà mọi người nên biết. Dưới đây là một vài điều về nó.

  • Chính sách thuế: Nếu bạn làm việc ở Phần Lan, bạn phải trả thuế thu nhập cá nhân. Thuế thu nhập ở Phần Lan rơi vào mức trung bình của châu Âu. Ở Phần Lan, các khoản thu từ thuế được sử dụng để chi trả cho các dịch vụ xã hội như giao thông công cộng, chăm sóc hàng ngày, y tế và giáo dục. Chính sách thuế tùy thuộc vào thời gian bạn ở Phần Lan bao lâuloại công việc bạn đang làm. Các hiệp định thuế quan quốc tế đôi khi cho phép khấu trừ thuế cho sinh viên. Thông tin chi tiết có thể được tìm thấy trên trang web của Cục thuế Phần Lan.
  • Thẻ thuế: Nếu bạn được tuyển dụng và cư trú tại Phần Lan trong hơn sáu tháng, bạn phải có thẻ thuế từ cơ quan thuế. Thẻ thuế gốc được xuất trình cho người sử dụng lao động để đi khấu trừ thuế. Khi đăng ký thẻ thuế, bạn cần kê khai ước tính số tiền bạn sẽ kiếm được trong năm dương lịch (từ tháng 1 đến tháng 12), để cơ quan thuế có thể áp cho bạn một mức thuế. Thu nhập dự đoán của bạn càng cao, mức thuế bạn sẽ trả càng cao. Bạn cũng cần có mã số cá nhân Phần Lan được nhận từ các văn phòng đăng ký địa phương.
  • Khai thuế: Năm tính thuế của Phần Lan tính theo năm dương lịch. Cục Thuế phát tờ khai thuế yêu cầu hoàn thành trước hằng năm vào tháng Ba hoặc tháng Tư. Hoàn thuế đến hạn vào đầu tháng 12 hàng năm.

Theo Edunation

Du học Phần Lan cùng Trawise – Toả sáng Tương lai
✶ Form đăng ký: https://duhoctrawise.edu.vn/ve-trawise/lien-he
✶ Cập nhật thêm tin tức tại Fanpage: https://www.facebook.com/duhoctrawise.edu.vn/
✶ Địa chỉ:
♦️ Hà Nội
Phòng 302, Tầng 3, 214 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội | 0969 809 603
♦️ Hải Phòng
Số 82 đường Điện Biên Phủ, P.Minh khai, Q.Hồng Bàng, Tp.Hải Phòng | 0964 753 225
♦️ Hồ Chí Minh
Toà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3 | 0866 827 189